
Chỉ niềng răng có hết hô? Chuyên gia Nhật Bản phân tích khách quan
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng “Niềng răng có thực sự hết hô hay không?” Chuyên gia Nhật Bản của KIYOCLEAR sẽ giúp bạn giải đáp thắc trong bài viết dưới đây nhé!
I. Các nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô vẩu
Theo các chuyên gia Nhật Bản thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng bị hô vẩu:
1. Hô do răng

Là tình trạng cung hàm hẹp, không đủ chỗ cho răng mọc nên răng có xu hướng mọc chìa ra ngoài. Hoặc do từ bé nhiều trẻ em có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả trong một thời gian dài.
2. Hô do xương

Là khi răng mọc bình thường nhưng cấu trúc xương hai hàm mất cân xứng. Cụ thể là trong quá trình xương phát triển, xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới bình thường, hàm trên bình thường xương hàm dưới kém phát triển hoặc do sự kết hợp giữa xương hàm trên phát triển quá mức và xương hàm dưới kém phát triển.
3. Hô do răng và xương
Đây là tình trạng răng hô vẩu do cả 2 nguyên nhân ở trên. Trường hợp này điều trị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cũng sẽ cao hơn.
II. Những thói quen xấu có thể khiến răng bị hô vẩu
1. Trẻ bú bình, ngậm ti giả trong một thời gian dài

Thói quen này khiến răng phát triển theo hướng đẩy về phía trước gây hô răng hoặc hô hàm.
2. Thói quen mút tay hoặc đẩy lưỡi

Đây là thói quen xấu số 2 gây răng hô hoặc vẩu. Thói quen này có thể tạo ra lực đẩy làm cho những chiếc răng mới mọc chưa cố định trên cung hàm có thể bị chìa ra ngoài nhiều.
3. Thở miệng

Thói quen thở miệng là một thói quen xấu khiến 2 phần cơ ở má bị hóp vào thu hẹp cung hàm. Khi đó cả 2 hàm có thể bị hô ra trước khiến xương mặt phát triển không cân đối, dễ gây sai lệch khớp cắn.
III. Răng hô vẩu ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của bạn?
1. Răng hô gây mất cân đối trong cấu trúc khuôn mặt, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ

Răng chìa ra quá mức khiến cho gương mặt thiếu cân đối, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười. Răng hô cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cười hở lợi.
2. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Răng hô thực chất là một dạng của sai khớp cắn vì vậy sẽ cản trở việc ăn uống và chăm sóc vệ sinh răng miệng, gây ra các vấn đề bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nha chu, viêm lợi,…
3. Là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý toàn thân
Răng hô gây trở ngại trong việc ăn nhai, tăng nguy cơ các bệnh lý như lệch khớp thái dương hàm, mỏi cơ hàm,… Ngoài ra, thức ăn không được nghiền nhuyễn từ đó dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
Đặc biệt khi ngã, vùng răng cửa hàm trên có nguy cơ bị chấn thương cao, gây gãy, sứt mẻ, trồi răng…
IV. Niềng răng có hết hô không? Chuyên gia Nhật Bản trả lời
Niềng răng là phương pháp phổ biến để điều trị các trường hợp sai lệch khớp cắn trong đó bao gồm cả răng hô vẩu. Tuy nhiên niềng răng chỉ cải thiện được trường hợp hô do răng và không thật sự hiệu quả nếu bệnh nhân hô do xương hàm. Đối với những trường hợp này, cần phải kết hợp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm để đem lại kết quả cao nhất, cũng như rút ngắn được thời gian chỉnh nha cho bệnh nhân.

Để biết tình trạng răng của bạn là hô do răng hay do xương, Chuyên gia Nhật Bản của KIYOCLEAR khuyên bạn nên tới nha sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: