BlogĐiều trị dự phòng trong nắn chỉnh răng cho trẻ em
nan chinh rang| ARRASMILE

Điều trị dự phòng trong nắn chỉnh răng cho trẻ em

Mục đích

Dự phòng trong nắn chỉnh răng nhằm:

  • Làm giảm điều trị chỉnh răng toàn diện
  • Ngăn chặn những bất thường hàm mặt
  • Loại bỏ những thói quen xấu
  • Phát hiện những bất thường về nha chu.

I. Bộ phận giữ khoảng

Mất sớm răng sữa làm các răng kế cận di chuyển. Giữ khoảng chỉ định khi còn đủ khoảng và tất cả các răng vĩnh viễn khác phát triển đúng giai đoạn của nó.

nan chinh rang| ARRASMILE

Giữ khoảng bằng nhiều kỹ thuật, tùy trường hợp.

1. Giữ khoảng bằng khâu và loop

Khâu và loop là khí cụ giữ khoảng cố định một bên chỉ định cho răng sau. Khí cụ thường dùng giữ khoảng vùng răng hàm sữa thứ nhất trước khi răng hàm lớn thứ nhất mọc, nhưng khí cụ có thể dùng giữ khoảng cả vùng răng 4, 5 sữa sau khi răng hàm lớn thứ nhất mọc.

Nếu răng hàm sữa thứ hai mất, có thể gắn khâu trên răng hàm sữa thứ nhất hay răng cối lớn. Nhiều nha sĩ thích gắn khâu trên răng sữa để giảm nguy cơ mất khoáng răng vĩnh viễn, nhưng răng cối sữa thì khó gắn khâu hơn vì hình dạng hội tụ về phía mặt nhai, khó lưu giữ khâu. Một yếu tố khác là coi chừng răng hàm nhỏ thứ nhất mọc nhanh hơn răng hàm nhỏ thứ hai nên phải thay khí cụ và đổi dán khâu vào răng hàm lớn vĩnh viễn.

nan chinh rang| ARRASMILE

Tuy nhiên, khí cụ không ngăn được răng đối diện trồi.

Trước khi răng cửa mọc, nếu một răng cối sữa mỗi bên hàm đều mất thì nên làm bộ giữ khoảng này cho cả 2 bên hơn là làm cung lưỡi. Vì như vậy tránh cản trở mầm răng vĩnh viễn nằm mọc thiên về phía lưỡi. Sau này mới thay bằng cung lưỡi nếu cần.

nan chinh rang| ARRASMILE

2. Khí cụ giữ khoảng tháo lắp

Rất tốt trong trường hợp mất nhiều răng sau hai bên và răng cửa trước vĩnh viễn chưa mọc. Trong trường hợp này, chống chỉ định dùng bộ giữ khoảng cố định và cũng không nên dùng cung lưỡi vì hướng răng cửa sẽ mọc về phía lưỡi. Khí cụ tháo lắp cho phép thực hiện được chức năng nhai do tiếp khớp.

Chỉ định khác cho khí cụ là giữ khoảng răng sau kết hợp với thay thế răng trước để thẩm mỹ. Răng cửa không cần giữ khoảng vì chu vi cung răng không bị giảm ngay cả khi răng chạy chỗ.

nan chinh rang| ARRASMILE

Nhược điểm của kỹ thuật này là nếu bệnh nhân đeo khí cụ không thường xuyên sẽ làm mất khoảng và nếu bệnh nhân giữ vệ sinh không kỹ sẽ làm viêm nướu.

3. Khí cụ giữ khoảng có phần hướng dẫn phía xa

Khí cụ này chỉ định khi răng cối sữa thứ hai mất sớm mà răng cối vĩnh viễn thứ nhất chưa mọc. Phần mặt phẳng hướng dẫn phía xa được gắn vào khí cụ cố định hay tháo lắp.  Khí cụ cố định là khâu để dễ thay thế bằng khí cụ duy trì khác khi răng cối đã mọc.

Nhược điểm là, khí cụ này yếu và không thực hiện được chức năng cho vùng răng mất. Nếu cả răng cối sữa thứ nhất và thứ hai đều mất thì phải tháo khí cụ vì khoảng mất răng dài quá và thay thế bằng cách gắn phần mặt phẳng hướng dẫn này vào khí cụ tháo lắp. Dạng khí cụ này có thể thực hiện được chức năng.

Để khí cụ hiệu quả thì phần mặt phẳng hướng dẫn phải kéo dài xuống xương ổ và tiếp xúc với răng cối vĩnh viễn khoảng 1mm dưới gờ bên gần lúc răng sắp mọc ra khỏi xương. Chống chỉ định khí cụ cho trẻ em có nguy cơ viêm màng trong tim cấp tính và trẻ bị bệnh miễn dịch vì biểu mô vùng này chưa sừng hóa hoàn toàn. Mặt phẳng phải đo đạc và đặt đúng thì mới cho kết quả tốt.

nan chinh rang| ARRASMILE

II. Điều trị thói quen xấu

Trẻ có nhiều thói quen răng miệng như thói quen mút ngón tay, mút môi và mút núm vú là hay gặp nhất. Hậu quả của thói quen này trên mô cứng và mô mềm phụ thuộc vào thời gian, tần suất và cường độ. Thói quen làm biến dạng xương ổ và thay đổi vị trí vùng răng trước trong thời kỳ bộ răng sữa. Răng cửa hàm trên nghiêng ngoài, răng cửa hàm dưới nghiêng trong và vài răng cửa không mọc lên được. Độ cắn phủ giảm, cắn chìa tăng. Trong một số trường hợp, khoảng cách giữa răng nanh và răng cối lớn bị hẹp lại làm cắn chéo răng sau.

Hầu hết trẻ bỏ thói quen xấu vào lúc 4-5 tuổi là muộn nhất. Khi thói quen này dừng lại trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc thì các thay đổi sẽ tự điều chỉnh.

Sau khi trẻ bỏ thói quen, giữ khí cụ trong miệng thêm 6 tháng để đảm bảo thói quen bỏ hoàn toàn. Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt khi đeo khí cụ vì khí cụ giữ thức ăn gây hôi miệng.

1.Thói quen mút ngón tay

Cách đơn giản là cho trẻ đeo băng dán chống thấm nước ở ngón tay mút.

nan chinh rang| ARRASMILE
nan chinh rang| ARRASMILE

2. Khí cụ chặn lưỡi

Khí cụ cố định

nan chinh rang| ARRASMILE
  • Kết quả không phụ thuộc vào sự hợp tác của trẻ
  • Khó vệ sinh

Khí cụ tháo lắp

  • Phụ thuộc nhiều vào sự  hợp tác của trẻ
  • Dễ vệ sinh.

3. Tấm chặn môi

Điều trị những trường hợp có thói quen mút môi, loại bỏ áp lực của môi lên răng.

nan chinh rang| ARRASMILE

4. Khí cụ chống thở miệng

– Loại bỏ những tắc nghẽn đường hô hấp trên.

– Đeo khí cụ: Trong giai đoạn đầu, khí cụ chống thở miệng được đục nhiều lỗ to, sau đó các lỗ được  bít nhỏ dần đến khi trẻ hoàn toàn bỏ thói quen thở miệng.

Kết luận: Chỉnh nha dự phòng là một điều trị quan trọng và cần thiết giúp việc chỉnh nha của trẻ sau này (nếu có)  trở nên nhẹ nhàng, ít tốn kém và hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm:

d

Per conubia nostra, per inceptos hime
Mauris in erat justom etone. Per conub
per inceptos hime naeos.

Where to find us

Social Share