
Điều trị duy trì hiệu quả trong chỉnh nha| ARRASMILE
Sau khi kết thúc điều trị chỉnh nha, phức hệ răng – hàm bước vào giai đoạn duy trì. Các diễn biến này không có gì quá đặc biệt nếu các răng đã về đúng vị trí trong khớp cắn và các liệu pháp điều trị hỗ trợ được duy trì đầy đủ. Hơn nữa, bệnh nhân mong đợi rằng bác sĩ chỉnh nha sẽ kết thúc thời gian điều trị với một kết quả tối ưu và sự ổn định sẽ kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, răng của một số bệnh nhân sẽ trở lại vị trí ban đầu, thậm chí sau nhiều năm ổn định. Hiện tượng này được gọi là tái phát.
Thời gian duy trì
Sau điều trị chỉnh nha, một vấn đề khác nảy sinh là làm cách nào để giữ răng ở vị trí đó. Và phải duy trì trong vòng bao lâu để có được kết quả ổn định. Nhiều khí cụ duy trì cố định và tháo lắp đã được sử dụng. Và chúng đều có ưu và nhược điểm riêng.



Tính ổn định của khí cụ duy trì chỉnh nha
Nghiên cứu về khí cụ duy trì chỉnh nha đã cho thấy không có sự khác biệt giữa các khí cụ cố định và tháo lắp về:
- tính ổn định,
- khả năng calci hóa
- nguy cơ sâu răng.
Thông thường, việc lựa chọn khí cụ phụ thuộc vào các yếu tố cá thể. Ví dụ như:
- loại sai khớp cắn trước đó
- mong muốn của bệnh nhân
- khả năng hợp tác điều trị của bệnh nhân.
Thời gian duy trì được đề xuất là từ 2-5 năm.
Định nghĩa sự tái phát
Hướng di chuyển của răng trong chỉnh nha đi ngược lại với hướng di chuyển sinh lý thì dễ gặp hiện tượng tái phát hơn. Răng bị xoay cũng có xu hướng trở về vị trí cũ sau điều trị. Các dây chằng quanh răng cũng chịu lực tác động trong quá trình xoay. Và với khả năng đàn hồi, chúng dễ dàng xoay răng về vị trí cũ. Nên một phương pháp được đưa ra là cắt dây chằng. Phương pháp này chủ yếu áp dụng ở răng cửa hàm trên để dự phòng tái phát.

Tái phát là hiện tượng quay về vị trí cũ sau điều trị dưới tác động của:
- đáp ứng mô quanh răng
- sự phát triển phức hợp hàm – mặt.
Mở rộng cung răng, đặc biệt là ở vùng răng cửa hàm dưới, sẽ dễ bị tái phát, thậm chí sau nhiều năm ổn định. Ngoài ra, sự tái phát ở răng cửa sau chỉnh nha là mối lo hàng đầu của những bệnh nhân muốn cải thiện thẩm mỹ. Trong khi, tái phát chỉnh hình (sai khớp cắn) ít được quan tâm hơn.
Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng răng sẽ trở lại vị trí cũ của nó nếu không được trải qua thời kỳ duy trì. Thời kỳ này là để chờ cho các mô quanh răng tái cấu trúc, giữ răng ở vị trí mới. Xu hướng tái phát dai dẳng nhất phần lớn là do các cấu trúc ở vị trí 1/3 trên chân răng. Trong khi, 2/3 dưới không có đóng góp quá nhiều.
Hơn nữa, điều trị chỉnh nha tiền phục hình cũng là một trong những khâu quan trọng. Ngay sau chỉnh nha nên sử dụng một cầu răng tạm thời để duy trì vị trí răng. Việc này giúp tránh tình trạng chỉnh nha tái phát nhanh chóng.
Phản ứng của mô nha chu
Các phản ứng của mô ở nướu thì khác với ở dây chằng quanh răng (PDL). Và chúng cũng có vai trò khác nhau trong việc giữ ổn định vị trí của răng mới chỉnh nha. Các nhóm dây chằng khác nhau cũng phản ứng khác nhau đối với quá trình tái cấu trúc. Hơn nữa, cả mô trên ổ răng và quanh răng đều liên tục phát triển trong suốt quá trình mọc răng. Điều này giải thích cho việc chỉnh nha khi răng đang còn mọc sẽ thu về kết quả tốt hơn là chỉnh nha khi răng đã tiến tới mặt phẳng khớp cắn. Và nó cũng giải thích tại sao răng đang phát triển, dưới tác động của lực chỉnh nha sẽ dễ dàng về vị trí cũ hơn là răng đã ổn định trong mặt phẳng khớp cắn.
Thời kỳ sau điều trị duy trì
Hiệu quả lâu dài sau điều trị chỉnh nha là điều quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân. Do đó liệu trình chỉnh nha nên được tiếp tục bằng kế hoạch điều trị duy trì kết quả lâu dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của việc di chuyển răng trong chỉnh nha đã nhận ra rằng 40 đến 90% bệnh nhân không có bất thường gì trong vòng 10 đến 20 năm sau đó.
Điều quan trọng là phải đánh giá được mức độ tái phát cũng như quyết định cách tiến hành trong tình huống khó xử.
Nguyên nhân tái phát
Nhiều yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn đến “tái phát” đã được thảo luận trong y văn, kèm theo mối quan hệ nhân quả. Điều này làm tiền đề xây dựng cho các hướng dẫn lâm sàng.
- Mọc răng cối hàng III.
- Vị trí của răng cửa hàm dưới.
- Quá trình xoay răng trong thời kỳ phát triển
- Thói quen vệ sinh răng miệng
là những yếu tố được cho là căn nguyên dẫn tới tái phát.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng tái phát là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Thay đổi cấu trúc xương sau chỉnh nha có thể là yếu tố gây bệnh quan trọng nhất. Nhưng những thay đổi về răng cũng là một trong các yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, những thay đổi sau điều trị duy trì có thể khó phân biệt với những thay đổi do quá trình lão hóa. Theo Vaden et al, tỉ lệ tái phát sau điều trị duy trì giảm dần theo thời gian.
Tổng kết
Sự thay đổi liên tục của ổ răng, được biết đến với hiện tượng di chuyển răng sinh lý, nên được phân biệt với sự tái phát sau chỉnh nha. Và khớp cắn được coi là một cấu trúc động trong mối tương quan giữa các cấu trúc hàm mặt. Tuy nhiên, tái phát sau điều trị và những thay đổi tự nhiên rất khó phân biệt cũng như lường trước được đối với từng cá thể.
Tìm hiểu thêm: