
Tất tần tật về đeo hàm duy trì sau chỉnh nha| ARRASMILE
Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, bất kể là niềng răng mắc cài hay khay trong suốt, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì để răng được ổn định và không bị chạy lại. Nhưng bạn có biết phải đeo trong bao lâu, và có những loại hàm duy trì nào chưa? ARRASMILE sẽ bật mí tất tần tật về đeo hàm duy trì sau niềng răng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là khí cụ nha khoa chuyên dụng, được chỉ định dùng sau khi niềng răng. Hàm duy trì giúp cố định răng tại vị trí mới. Đồng thời, giúp hạn chế các trường hợp răng chạy lại vị trí cũ, khiến quá trình chỉnh nha trở thành “công cốc”.
2. Tầm quan trọng của việc đeo hàm duy trì sau niềng

Bạn biết đấy, trong quá trình niềng, hàm răng đã phải trải qua một đợt chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều còn nhiều nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Thêm vào đó, bệnh nhân còn phải ăn uống, nói chuyện, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ có xu hướng về lại vị trí ban đầu.
3. Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Tuỳ vào trường hợp mà thời gian đeo niềng sẽ được bác sĩ chỉ định như:
- Với trường hợp chỉnh nha trẻ em, bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành vì lúc này răng và xương hàm mới phát triển ổn định,
- Còn đối với trường hợp người trưởng thành:
- Trường hợp khớp cắn ban đầu lệch lạc mức độ nhẹ như sai khớp cắn hạng I thì bạn chỉ cần đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng.
- Trường hợp khớp cắn ban đầu lệch lạc mức độ nặng như hô hay móm nặng thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ kéo dài từ 1-2 năm thậm chí bằng thời gian niềng trước đó.
4. 3 loại hàm duy trì phổ biến hiện nay
4.1 Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Hàm duy trì này được làm bằng nhựa y tế trong suốt, được chế tác dựa trên dấu răng của từng người. Vì được làm bằng nhựa trong suốt nên nó có tính thẩm mỹ cao, đặc biệt rất an toàn với người bị kích ứng kim loại.
a. Ưu điểm
- Vì được làm bằng nhựa trong suốt nên nó có tính thẩm mỹ cao, đặc biệt rất an toàn với người bị kích ứng kim loại.
- Nhờ được chế tác dựa trên dấu răng của bệnh nhân nên hàm ôm vừa khít thân răng, giúp bệnh nhân đeo hàm có trải nghiệm thoải mái, không cảm thấy kênh cộm.
b. Nhược điểm
- Việc dễ dàng tháo lắp đôi khi cũng trở thành nhược điểm trong trường hợp bệnh nhân quên đeo lại hàm sau khi tháo ra khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Với hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt đòi hỏi bệnh nhân có tính kỷ luật cao và nói chung tương đối khó kiểm soát đối với bệnh nhân thanh thiếu niên.
Một lưu ý nhỏ đối với loại hàm duy trì này đó là ít nhất trong 6 tháng đầu, bạn phải đeo 24/24h chỉ tháo ra lúc ăn và lúc vệ sinh răng miệng thì mới đảm bảo hiệu quả. Sau 6 tháng, bạn chỉ cần đeo lúc đêm đi ngủ.
4.2 Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Loại hàm duy trì này được làm bằng dây kim loại gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng, hoặc dưới lưỡi của bệnh nhân sau niềng.
a. Ưu điểm
- Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại có độ chắc chắn và ổn định cao. Vì thế loại hàm duy trì này mang lại hiệu quả khá cao.
- Nhờ việc dễ dàng tháo lắp nên việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khá là thuận tiện.
b. Nhược điểm
- Khi mới sử dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy khá vướng víu, khó chịu. Một số trường hợp nhạy cảm có thể bị kích ứng môi nướu.
- Do hàm tháo lắp bằng kim loại lộ rõ trên răng nên khá là mất thẩm mỹ
4.3 Hàm duy trì cố định bằng kim loại

Hàm duy trì cố định bằng kim loại được làm bằng một sợi dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng có thể thẳng hoặc xoắn và được gắn cố định vào mặt trong vùng răng cửa bằng Composite.
a. Ưu điểm
Nếu bạn không phải là người có tính kỷ luật cao thường hay quên thì loại hàm duy trì này sẽ là “cứu tinh” của bạn. Vì dây kim loại được gắn vào mặt trong vùng răng cửa nên hoàn toàn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ bạn nhé!
b. Nhược điểm
- Do được gắn bằng Composite nên đôi khi hàm duy trì sẽ bị bong ra. Và bạn phải tới gặp bác sĩ sớm nhất để gắn lại.
- Vì là được gắn cố định trên răng, hơn nữa lại là mặt trong nên việc vệ sinh răng miệng sẽ mất thời gian hơn.
Đối với một số trường hợp khớp cắn ban đầu lệch lạc mức độ nặng thì việc đeo kết hợp 2 phương pháp hàm duy trì là cần thiết. Thường là bệnh nhân đeo hàm duy trì cố định bằng kim loại 24/24h và buổi tối đi ngủ đeo thêm hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt.
5. Vệ sinh răng miệng khi đeo hàm duy trì
Bất kể là khí cụ gì đeo trong miệng đi chăng nữa, bạn đều cần vệ sinh răng miệng kỹ càng. Bạn cần có thói quen chải răng sạch sẽ, sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng…. để làm sạch tất cả các mảnh vụn thức ăn còn sót lại bám trên răng.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng bạn cũng cần vệ sinh hàm duy trì bằng dung dịch chuyên dụng đối với hàm duy trì tháo lắp.
Hi vọng bài viết trên đây của ARRASMILE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đeo hàm duy trì cũng như kiến thức cần thiết xoay quanh việc đeo trong bao lâu, đeo như thế nào.
Tìm hiểu thêm: