BlogThở bằng miệng khi ngủ ở trẻ em gây sai lệch khớp cắn như thế nào?
Thoi quen tho mieng| KIYOCLEAR

Thở bằng miệng khi ngủ ở trẻ em gây sai lệch khớp cắn như thế nào?

Thở miệng và những ảnh hưởng của nó tới khớp cắn là một vấn đề phức tạp. Thuật ngữ “thở miệng” không thực sự chính xác, trong đa số trường hợp là “thở mũi – miệng”, hiếm gặp trường hợp chỉ thở bằng miệng.

1. Nguyên nhân

Trẻ thở miệng có 3 loại nguyên nhân:

1.1 Giải phẫu, sinh lý

  • Trẻ thở bằng mũi, nhưng do môi trên quá ngắn hoặc do tư thế của hàm dưới nên miệng vẫn hở khi thở mũi.
  • Trẻ 3-6 tuổi miệng hơi hở, mặc dù vẫn thở qua mũi là bình thường.

1.2 Đường mũi bị cản trở

Vì cuộn mũi phì đại (do dị ứng, nhiễm trùng mạn tính của màng niêm mạc mũi), vách ngăn mũi lệch vẹo, các hạch hạnh nhân to ra (cần phân biệt với trường hợp sự tăng sinh sinh lý của các hạch nhân hầu, VA khi trẻ sẽ không thở miệng nữa).

thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR
thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR

1.3. Có thói quen thở miệng

Trẻ tiếp tục thở miệng mặc dù đường mũi không còn cản trở.

2. Triệu chứng lâm sàng

Người ta không chứng minh được thở miệng gây lệch lạc khớp cắn (chủ yếu khớp cắn loại II). Tuy nhiên, lệch lạc khớp cắn thường gặp ở người thở miệng. Vì thế một số tác giả giải thích rối loạn khớp cắn là do thở miệng gây ra.

thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR

Có thể gặp một số biểu hiện đặc biệt ở trẻ thở miệng như sau:

  • Khuôn mặt dài và hẹp (chủ yếu tầng mặt dưới).
thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR
  • Các răng cửa hàm trên nhô ra trước.
  • Khi miệng hở, môi dưới nằm phía sau các răng cửa hàm trên.
  • Cung hàm trên có hình chữ V, vòm khẩu cái cao và hẹp.
  • Niêm mạc lợi ở cung răng phía trước hàm trên thường bị kích thích và viêm.

Có lúc trẻ được xếp vào loại thở miệng nếu môi hở và các răng hơi tách nhau.

3. Phương án điều trị tiền chỉnh nha

3.1 Cần loại bỏ nguyên nhân gây cản trở đường mũi:

* Viêm nhiễm mạn tính

* Vách ngăn mũi lệch vẹo

* Các hạch hạnh nhân to ra

3.2 Điều trị bằng các khí cụ

Khi đã loại trừ các trở ngại đường mũi mà trẻ vẫn còn tiếp tục thở miệng, khi đó là thở miệng thực sự, điều trị bằng các khí cụ:

  • Dùng tấm chặn môi: Tấm chặn môi là một vật cản cứng thụ động được đặt vào miệng, tựa lên răng và niêm mạc, cho trẻ mang vào ban đêm ngăn không cho không khí đi qua lại đường miệng, bắt buộc trẻ phải thở đường mũi khi ngủ. Ngoài ra, tấm chặn môi còn dùng để ngừa thói quen đẩy lưỡi, mút ngón tay và cắn môi.
thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR
  • Khí cụ Trainer: vừa có tác dụng ngăn ngừa thói quen, vừa hướng dẫn mọc răng, điều chỉnh một số lệch lạc nhỏ.
thở bằng miệng khi ngủ| KIYOCLEAR

Kết luận: Thói quen thở miệng là khá phổ biến ở trẻ 3-6 tuổi. Nếu thói quen này dừng lại ở thời kỳ răng hỗn hợp, những thay đổi bất lợi ở hàm răng sẽ hồi phục một cách tự nhiên. Cũng có thể cần tới một số loại khí cụ điều trị, nhưng phần lớn là hàm răng sẽ dần dần trở lại với vị trí ban đầu của nó.

Tìm hiểu thêm:

d

Per conubia nostra, per inceptos hime
Mauris in erat justom etone. Per conub
per inceptos hime naeos.

Where to find us

Social Share