Kiến Thức Niềng RăngTổng hợp các loại mắc cài tự buộc hiện nay. Loại nào tốt nhất cho bệnh nhân?
Mac cai tu buoc| ARRASMILE

Tổng hợp các loại mắc cài tự buộc hiện nay. Loại nào tốt nhất cho bệnh nhân?

Hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại mắc cài. Là một bác sĩ chỉnh nha, chắc cũng không ít lần bạn phải tự hỏi: tình trạng răng của bệnh nhân này thì loại mắc cài nào là tốt nhất? Damon 3 hay Clarity SL 3M…? Bài viết dưới đây của ARRASMILE sẽ trình bày đầy đủ ưu & nhược điểm của từng hệ thống mắc cài để giúp bác sĩ có lựa chọn ưu việt hơn cho bệnh nhân của mình.

Nguyên lý cơ bản

Có một số lượng lớn các hệ thống mắc cài tự buộc (MCTB) khác nhau trên thị trường hiện nay. Những đặc điểm của một hệ thống cụ thể phụ thuộc vào vật liệu dùng làm mắc cài, cũng như cơ chế buộc. Thông thường, MCTB được chia thành 2 nhóm chính: chủ động và thụ động. Về mặt lý thuyết, bản thân cái lẫy không tạo ra lực khi dây cung được buộc ở các hệ thống thụ động. Tuy nhiên, cái lẫy ở các hệ thống chủ động được thiết kế để chủ động “ép” dây cung vào rãnh mắc cài khi khóa nắp lại.

Mac cai tu buoc| ARRASMILE

Một số nhà sản xuất còn phân loại thêm các hệ thống vào nhóm cơ chế khóa bán chủ động hay tương hỗ. Trong những hệ thống đó, dây cung không được ép chủ động vào rãnh cho đến khi đã đạt đến một kích thước nhất định. Ưu điểm của hệ thống thụ động nằm ở sự giảm ma sát. Tuy nhiên cho đến nay, sự giảm ma sát thực sự giữa dây cung và mắc cài chỉ được xác nhận trong các thí nghiệm ngoài cơ thể. Ưu điểm giảm ma sát của hệ thống thụ động bị đánh đổi bằng các đặc tính cơ sinh học kém hơn; việc thiếu sự buộc chủ động thường làm giảm kiểm soát xoay và torque ở các MCTB thụ động.

Do đó các nhà sản xuất đưa ra trình tự và kích thước dây cung khác nhau cho hệ thống: dây cung chữ nhật với kích thước nhỏ và độ đàn hồi cao, như dây cung siêu đàn hồi 0.014 x 0.025, được sử dụng sớm trong quá trình điều trị để lấp đầy rãnh mắc cài nhất có thể. Mục đích là để nhanh chóng tiến đến các dây cung dày hơn. Lý tưởng là hoàn toàn lấp kín rãnh mắc cài thật sớm trong quá trình điều trị. Nhờ vậy các thông số đã lập trình được truyền lên răng sớm nhất có thể.

Việc sử dụng mắc cài cánh buộc truyền thống phối hợp với chun hoặc chỉ thép hay MCTB với bộ phận khóa chủ động đều dẫn đến việc ép dây cung chủ động vào rãnh mắc cài. Giả định với kích thước và rãnh mắc cài phù hợp, việc này sẽ cho phép bộc lộ tối đa sự kiểm soát xoay và torque. Tuy nhiên, dây cung với các cạnh quá bo tròn sẽ mang lại ít kiểm soát torque hơn, bất kể được ép sát tới đâu. 

Các hệ thống mắc cài tự buộc

Mắc cài tự buộc thẩm mỹ

1. Damon 3 (Ormco)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Có cho tất cả các răng, tốt với các răng hẹp.
  • Đôi khi kiểm soát torque và xoay kém, nhựa acrylic có thể bị mài mòn đáng kể.

2. Clarity SL (3M Unitek)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Dễ giữ vệ sinh, ngay cả với các răng hẹp, sứ ít bị đổi màu.
  • Cái lẫy có thể làm hỏng dây cung sơn phủ thẩm mỹ; khó lắp các dây cung lớn.

3. Opal (Ultradent)

  • Bệnh nhân thoải mái vùng môi má
  • Acrylic dễ đổi màu, đôi khi kiểm soát torque và xoay kém.

4. QuicKlear (Forestadent)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Sứ ít bị đổi màu, đặc tính cơ học tốt, cái lẫy đàn hồi.
  • Cái lẫy dễ bị lộ (nhiều hơn so với In-Ovation C)

5. In-Ovation C (GAC)

  • Sứ ít bị đổi màu, đặc tính cơ học tốt, phối hợp tốt nhất giữa thẩm mỹ và chức năng.
  • Cái lẫy không đàn hồi bằng QuicKlear

Mắc cài kim loại tự buộc

1. Discovery SL (Dentaurum)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Rất nhỏ, mỏng, bề mặt thân thiện với môi má.
  • Do kích thước nhỏ và nguyên lý buộc (thụ động), đôi khi kiểm soát torque và xoay kém.

2. In-Ovation C (GAC)

  • Kiểm soát torque và xoay rất tốt; nhỏ, cửa đóng mở dễ dàng.
  • Gây kích thích môi má lúc ban đầu, có thể do đặc điểm bề mặt.

3. Opal M (Ultradent)

  • Bề mặt nhẵn, do cơ chế buộc thụ động.
  • Thiếu kiểm soát torque và xoay, chun chuỗi có thể bị kẹt.

4. Quick 2 (Forestadent)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Kiểm soát torque và xoay rất tốt; nhỏ, chính xác, cửa đóng mở dễ dàng.
  • Gây kích thích môi má lúc ban đầu, có thể do đặc điểm bề mặt.

5. Speed (Stride Industries)

  • Rất nhỏ, không đắt, bộ phận khóa dễ thao tác nhưng cũng dễ bị kẹt.
  • Vì kích thước nhỏ, kiểm soát xoay kém, chất lượng gia công trung bình, dây cung có thể bị kẹt.

6. Time 2 (American Orthodontics)

  • Dễ gắn, dễ mắc chun chuỗi.
  • Do lực ép của lẫy yếu: kiểm soát torque và xoay giống mắc cài thụ động, chun chuỗi có thể bị kẹt.

7. SmartClip (3M Unitek)

Mac cai tu buoc| ARRASMILE
  • Kiểm soát xoay rất tốt, gắn giống mắc cài thông thường.
  • Kiểm soát torque kém, gây khó chịu trong quá trình lắp dây cung.

8. Vision LP

  • Đóng mở dễ dàng, dễ mắc chun chuỗi.
  • Mắc cài thụ động, đôi khi kiểm soát torque và xoay kém, dày, để gắn mắc cài đòi hỏi phải thực hành.

Tóm lại, lựa chọn hệ thống mắc cài phù hợp với tình trạng răng của từng bệnh nhân không chỉ giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình điều trị mà còn mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho bệnh nhân. Từ đó giúp rút ngắn thời gian niềng răng và kết quả sau cùng cũng tối ưu hơn.

=> Tìm hiểu thêm:

 

d

Per conubia nostra, per inceptos hime
Mauris in erat justom etone. Per conub
per inceptos hime naeos.

Where to find us

Social Share